Forwarder là gì? Lý do tại sao cần phải có Forwarder? Đây đều là những câu hỏi và thắc mắc chung của nhiều người quan tâm đến lĩnh vực. Hiểu rõ những quan tâm chung của bạn đọc phần bài viết ngay sau đây chúng tôi xin được giải thích cặn kẽ nhất về Forwarder cùng bạn.
Table of Contents [Hide]
Ở đây Forwarder chính là thuật ngữ chỉ người hoặc công ty làm nghề giao nhận vận tải. Đứng ra tổ chức tiếp nhận, thực hiện luân chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến điểm đích cuối cùng đến bên có nhu cầu.
Trong tiếng Anh thì Forward chính là hành động chuyển tiếp, hậu tố er dùng để ám chỉ người thực hiện hành động đó. Do vậy có thể hiểu đơn giản Forwarder là gì thì chính là người chuyển tiếp. Có thể thực hiện chuyển tiếp hàng hóa hoặc chuyển tiếp giấy tờ.
Ví dụ như nếu một công ty ở TPHCM muốn xuất khẩu container 40 hàng than củi để sang Incheon Hàn Quốc. Thì khi ấy Freight Forwarder tiến hành thu xếp ký hợp đồng vận tải để chuyển lô hàng này đến công ty kia. Và tiếp đến thì Freight Forwarder tìm hãng tàu phù hợp để thuê vận chuyển container này đến với cảng đích.
Thực tế thì Forwarder chủ yếu làm công việc hàng đóng trong container. Mặc dù các loại hàng không đóng container vẫn có thể thực hiện nhưng lại ít thấy hơn. Ngoài những tuyến quốc tế chúng ta cũng thấy dịch vụ Forwarder diễn ra ở tuyến nội địa. Khi ấy hàng hóa sẽ được đóng trong container sau đó vận chuyển từ nội địa phía Bắc qua cảng Hải Phòng để đưa vào phía Nam qua cảng Sài Gòn. Hoặc cũng có thể thực hiện theo chiều ngược lại.
Ở Việt Nam ta có nhiều công ty kinh doanh cũng khá thành công trong lĩnh vực Forwarder. Có thể điểm qua một số tên tuổi như là Vinalink, Vinatrans, Vitranimex hay Sotrans… Đây đều là các công ty uy tín đồng thời có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành này.
Còn rộng hơn trên thế giới chính là các thương hiệu như là K+N, Expeditors, Panalpina, Schenker… cũng hoạt động trong lĩnh vực Forwarder. Những công ty này có quy mô cực kỳ lớn với hàng chục nghìn nhân viên. Đồng thời doanh thu mỗi năm cao đến vài chục tỉ đô la Mỹ.
Vì sao cần có Forwarder - dịch vụ giao nhận quốc tế? Có thể thấy rằng Forwarder ra đời đáp ứng một số lý do quan trọng như sau:
- Khách hàng nhỏ sẽ không dễ dàng tiếp cận cũng như mặc cả trực tiếp cùng với những hãng vận tải, hãng tàu. Và khi đó họ cần đến bên trung gian Forwarder nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
- Sử dụng Forwarder sẽ góp phần giảm thiểu chi phí. Bởi họ sẽ tìm được tuyến đường vận chuyển tốt nhất cùng phương thức và cả hãng vận tải phù hợp cho nhu cầu chủ hàng. Ngoài ra các Forwarder cũng thực hiện thu xếp nhiều lô hàng nhỏ nhằm đóng ghép và vận chuyển đến địa điểm đích. Nhờ yếu tố này giúp tiết kiệm chi phí cho từng chủ hàng một cách riêng lẻ.
Ở Việt Nam ta thì một số công ty giao nhận chính là sân sau của những người có vị trí ở những hãng vận tải, chủ hàng, cảng… Và chính là nơi giải quyết “nhu cầu” của các bên và nó là một thực trạng nhức nhối tuy nhiên vẫn đang được tồn tại khá phổ biến.
Bên cạnh nhiệm vụ chính là thu xếp việc vận chuyển thì ở đây các công ty giao nhận còn cung cấp thêm nhiều dịch vụ phụ trợ. Nó sẽ giúp cho khách hàng tập trung vào việc kinh doanh của đơn vị mình. Dưới đây chính là một số những dịch vụ phổ biến mà chúng ta có thể quan tâm như là:
- Thông quan - Forwarder hoàn toàn có thể thay thế chủ hàng hóa trong việc hoàn tất hồ sơ thông quan và tiến hành nộp thuế xuất nhập khẩu.
- Các vấn đề liên quan đến chứng từ như vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ CO - Certificate of Origin cũng như giấy phép xuất nhập khẩu.
- Quản lý đối với hàng tồn kho, logistics cùng với những hoạt động quản lý chuỗi cung ứng.
- Bên cạnh đó thì Forwarder còn chính là kênh thông tin cực kỳ hữu ích về thương mại quốc tế. Chính những Forwarder giàu kinh nghiệm sẽ trở thành nhà tư vấn tốt và miễn phí cho khách hàng khi mới tham gia vào lĩnh vực ngoại thương.
Nếu như bạn chính là những nhà xuất nhập khẩu hoặc là những công ty sản xuất và thương mại cần vận chuyển hàng hóa. Thì việc chọn công ty Forwarding phù hợp cũng vô cùng quan trọng. Điều đầu tiên chính là cần tìm được các công ty tiềm năng. Thông tin về những công ty này có thể tìm được ở internet, ở những danh bạ công ty, trang vàng, hiệp hội giao nhận, thông qua quan hệ cá nhân, giới thiệu từ bạn bè đồng nghiệp.
Sau khi đã có được danh sách Forwarder chọn lựa thì bạn cần dựa vào một số tiêu chí sau đây để chọn lựa:
- Dựa vào kinh nghiệm cũng như tuyến dịch vụ từ những Forwarder này đối với loại hàng hóa của bạn. Ví dụ như khi bạn cần chuyển hàng đông lạnh để sang các nước châu Âu. Vậy thì khi đó bạn cần xem thử Forwarder có kinh nghiệm tuyến hàng lạnh hay không.
- Dựa vào dịch vụ phụ trợ cũng như chi phí bên giao nhận tính cho bạn. Đồng thời cũng cần quan tâm đến tổng chi phí dịch vụ đối với lô hàng của bạn.
- Dựa vào việc họ có sẵn sàng giải thích cho bạn về quá trình cung cấp dịch vụ hay là không. Bởi điều này cực kỳ hữu ích khi bạn là người mới vừa tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu.
- Dựa vào những điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms mà đặc biệt là các điều khoản CIF, FOB, DDU hay CNF…
- Dựa vào những bên liên quan như là cảng, hãng tàu, kiểm dịch, hải quan… Cùng với những chứng từ ngoại thương vận tải, các hợp đồng thương mại…
Trên đây là chi tiết Forwarder là gì cũng như một số thông tin hữu ích khác. Hy vọng rằng kiến thức về lĩnh vực xuất nhập khẩu này mà Nam Phát đưa ra thực sự hữu ích cùng bạn đọc.
Tham khảo thêm các kiến thức xuất nhập khẩu liên quan:
>> L/C là gì? Có những loại L/C nào hiện nay?
>> Túi nhựa pe