Câu hỏi MSDS là gì được nhiều bạn đọc quan tâm. Bởi nếu tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu chúng ta sẽ biết có nhiều thuật ngữ xoay quanh. Nhưng không phải bất cứ ai cũng hiểu rõ và biết tường tận về từng thuật ngữ đó. Do vậy trong phần chia sẻ ngay dưới đây Nam Phát xin được lý giải để bạn đọc hiểu rõ hơn về MSDS cùng những thông tin liên quan.
Table of Contents [Hide]
Đầu tiên nói về MSDS là gì thì nó chính là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất và được viết tắt của từ Material Safety Data Sheet. Đây chính là một dạng văn bản có chứa những dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất nào đó cụ thể. Nó được đưa ra nhằm giúp cho những người cần phải tiếp xúc, làm việc cùng hóa chất ấy không kể dài hạn, ngắn hạn về trình tự làm việc. Nhằm đảm bảo mang lại sự an toàn cũng như hạn chế gặp những sự cố đáng tiếc nào đó.
Thường thì MSDS được áp dụng dành cho các mặt hàng có thể gây ra nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như cháy nổ, hàng hóa có mùi hay hóa chất dễ ăn mòn… MSDS có tác dụng giúp chỉ dẫn cho người vận chuyển khi thực hiện những quy trình an toàn hàng hóa trong quá trình sắp xếp hàng. Hoặc dùng xử lý hàng hóa nếu như không may xảy ra những sự cố.
Mặc dù thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hoặc là với thực phẩm dạng bột nó không là hóa chất nguy hiểm. Tuy nhiên khi nó được vận chuyển qua đường hàng không đi quốc tế thì khi đó an ninh hàng không tại sân bay sẽ yêu cầu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS. Mục đích nhằm kiểm tra các thành phần của bảng chỉ dẫn có an toàn với người tiêu dùng nếu có tiếp xúc trực tiếp hoặc là gián tiếp hay không.
Kể từ ngày 1/9/2015 thì an ninh hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài đưa ra quy định tất cả những mặt hàng ngoài hóa chất, tạp chất. Thì với thực phẩm, mỹ phẩm dạng lỏng, kem, bột, thực phẩm chức năng cần phải có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS.
Chỉ khi nào khách hàng cung cấp đầy đủ những chứng từ thì lô hàng mới được xuất ra khỏi Việt Nam. Tuyệt đối sẽ không có bất cứ trường hợp ngoại lệ nào thiếu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS mà hàng hóa được xuất qua những hãng vận chuyển phát nhanh Quốc tế như là FedEx, DHL hay TNT & UPS tại Việt Nam.
Với MSDS sẽ do shipper (người gửi có thể là nhà phân phối, công ty sản xuất, cá nhân, công ty thương mại…) cung cấp nhằm khai báo. Một bản MSDS hoàn chỉnh yêu cầu độ chính xác từ những yếu tố như thông tin sản phẩm, độ sôi, tên gọi, thành phần, nhiệt độ cháy nổ và cả những hình thức được phép vận chuyển thông qua đường biển hoặc đường hàng không.
Một MSDS cần phải có mộc tròn từ công ty sản xuất hoặc là công ty phân phối sản phẩm hay từ người gửi có vai trò pháp lý. Đây cũng chính là lý do vì sao MSDS giả tức là thông tin của MSDS không trùng khớp với thông tin được in trên sản phẩm thì sẽ bị xử phạt dựa theo quy định pháp luật.
Một lô hàng kèm theo MSDS được gửi từ những đơn vị đại lý vận chuyển tiếp theo đó sẽ chuyển qua UPS, DHL, TNT, FedEx tiếp đến là Hải quan An ninh hàng không tiến hành kiểm tra tinh thực tế MSDS hàng hóa. Trường hợp có sai phạm thì lúc đó người gửi cần chịu trách nhiệm hoàn toàn. Khi ấy lô hàng sẽ bị tạm giữ, bị yêu cầu lập biên bản cũng như đóng phạt và hàng hóa có thể bị hủy hoặc bị trả về.
Một bảng chỉ dẫn MSDS cần phải có ít nhất những hạng mục chính như sau:
- Tên gọi của thương phẩm, tên gọi hóa học cũng như những tên gọi khác và cả số đăng ký CAS hay RTECS…
- Những thuộc tính lý học của hóa chất bao gồm màu sắc, biểu hiện bề ngoài, mùi vị, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tỷ trọng riêng, điểm nổ, điểm bắt lửa, độ nhớt, tỷ lệ bay hơi, điểm tự cháy, áp suất hơi, khả năng hòa tan trong những dung môi…
- Thành phần hóa học, công thức, họ hóa chất, những phản ứng hóa học cùng với những hóa chất khác như chất oxy hóa hay axit.
- Độc tính cùng với các hiệu ứng xấu đến sức khỏe con người như tác động xấu đến da, mắt, hệ hô hấp, tiêu hóa, khả năng sinh sản và khả năng gây dị biến, ung thư, đột biến gen.
- Những nguy hiểm liên quan đến tính cháy nổ, tác động xấu đến sức khỏe người lao động và cả nguy hiểm về phản ứng.
- Thiết bị bảo hộ lao động cần dùng nếu làm việc chung với hóa chất; Thao tác khi làm việc cùng hóa chất ra sao.
- Trợ cấp y tế khẩn cấp nếu có ngộ độc, bị tai nạn khi dùng hóa chất.
- Thông tin điều kiện tiêu chuẩn nhằm bảo quản hóa chất trong kho như nhiệt độ, độ thoáng khí, độ ẩm, hóa chất không tương thích, điều kiện lưu giữ và cả các điều kiện phải tuân thủ nếu có sự tiếp xúc cùng hóa chất.
- Các phương pháp xử lý phế thải hóa chất đó và xử lý kho tàng theo định kỳ hoặc khi hóa chất rò rỉ ra ngoài môi trường.
- Những thiết bị, phương tiện cùng trình tự và quy chuẩn trong quá trình phòng cháy và chữa cháy.
- Những tác động xấu đến thủy sinh vật và cả môi trường.
- Các quy định liên quan đến đóng gói tem mác và vận chuyển…
Chúng ta vừa cùng nhau phân tích kỹ MSDS là gì và một số thông tin hữu ích liên quan đến MSDS. Hy vọng rằng thông tin về MSDS này được Nam Phát cung cấp thực sự hữu ích cùng bạn đọc.
Tham khảo thêm bài viết bao bì xuất khẩu:
>> Bao bì giấy là gì?