logo

In Hiflex là gì? Những thủ thuật cần biết khi in bạt hiflex

Trang chủ/In Hiflex là gì? Những thủ thuật cần biết khi in bạt hiflex
07/04/2021 - 19:33:48 1906 Lượt xem

Câu hỏi in hiflex là gì được rất nhiều người quan tâm thắc mắc. Bởi lẽ mặc dù hiện nay sản phẩm in này được dùng rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên với những ai mới bước vào ngành quảng cáo kinh doanh… sẽ chưa hiểu rõ được về in hiflex. Vì vậy trong bài viết sau đây Nam Phát xin được lý giải một cách tường tận thông tin in hiflex.

 

Table of Contents [Hide]


1. In hiflex là gì? Tìm hiểu in hiflex

Hiflex thực chất từ lâu nó đã là vật liệu thông dụng được dùng trong ngành in ấn kỹ thuật số. In hiflex chính là in trên chất liệu này. Đây chính là chất liệu bạt có 2 màu chính đó là trắng sữa cùng vàng đục. Hiflex được làm bởi chất liệu nhựa PVC với khả năng chịu được điều kiện thời tiết ngoài trời cực tốt.

Có mặt cách đây đã hơn 10 năm trên thị trường thì bạt hiflex được đông đảo nhiều khách hàng yêu thích tin dùng. Đó là vì sản phẩm có nhiều ưu điểm tuyệt vời như sau:

- Mức giá thành của in hiflex rất rẻ và đây được đánh giá chính là điểm quan trọng thu hút khách hàng hiện nay. Và nó thường được sử dụng trong những chiến dịch quảng cáo ngắn ngày. Hoặc là được dùng cho các kế hoạch quảng cáo với mức chi phí thấp.

- Hiện nay trên thị trường có 2 loại in hiflex đó chính là xuyên đèn và không xuyên đèn. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà chúng ta chọn độ dày mỏng khác nhau để phục vụ cho 2 nhu cầu in này.

Hiflex được làm bởi chất liệu nhựa PVC

2. Các loại in hiflex

Như đã nói hiện nay trên thị trường có 2 loại in hiflex đó là xuyên đèn và không xuyên đèn với những đặc điểm của từng loại như sau:

2.1. Loại in hiflex xuyên đèn

In hiflex xuyên đèn chính là cách in phổ thông nhất trên thị trường. Loài này có nhiều độ dày khác nhau nhưng nếu như chọn hiflex càng mỏng thì khả năng xuyên đèn lại càng tốt. Nó thích hợp dùng cho bảng hiệu xuyên đèn. Ngoài ra ứng dụng của bạt in hiflex xuyên đèn nữa đó là:

- Sử dụng làm biển quảng cáo ngoài trời, poster, băng rôn…

- Làm hộp đèn cửa hàng vì khi căng khung nhôm, bỏ đèn bên trong thì hộp đèn hiflex có khả năng xuyên đèn.

- Dùng in banner cổ động hoặc khuyến mãi.

In hiflex không xuyên đèn

2.2. In hiflex không xuyên đèn

Với loại in hiflex này vì không có khả năng xuyên đèn do vậy bạt rất dày. Loại bạt chống xuyên đèn tốt nhất đó là chúng ta dùng bạt 2 da với màu xam ở mặt sau. Vật liệu này dày hơn hẳn nếu so với hiflex xuyên đèn. Vì vậy chúng ta có thể dùng treo lên cao hoặc in kích thước lớn.

Một số thông số mà in hiflex hay sử dụng đó là:

- Loại mỏng: Khoảng từ 0.32 đến 0.34mm và nó thường được dùng với mục đích in băng rôn hoặc làm hộp đèn xuyên đèn.

- Loại trung bình: Khoảng từ 0.36 đến 0.38mm và nó thường được sử dụng để làm mặt biển đơn, backdrop, biển hộp đèn hoặc phông sân khấu…

- Loại dày: Khoảng 0.46mm và nó thường được dùng để căng kích thước lớn, được treo ở nơi có nhiều gió.

- Loại in hiflex 2 da: Có khả năng chống xuyên đèn cực kỳ tốt.

Cần chọn độ phân giải, kích thước file phù hợp để in

3. Những điều cần nắm khi in hiflex

3.1. Cần chọn độ phân giải, kích thước file phù hợp để in

  • Điều quan trọng cần biết đầu tiên khi in hiflex đó chính là bạn cần có đủ file in đúng tiêu chuẩn. Tuyệt đối không được chọn loại file in quá mờ hoặc độ phân giải quá cao vì sẽ nặng và gây hao tổn tài nguyên.
  • Thường bảng hiệu hiflex chúng ta chỉ cần độ phân giải khoảng 72dpi đến 150 dpi là đủ. Loại biển này thường đặt cách người nhìn khoảng 1m trở lên. Với các bảng hiệu vài chục mét vuông thì người nhìn phải đứng rất xa mới thấy được.
  • Chỉ với những sản phẩm cần in rõ với kích thước lớn thì mới cần in hiflex độ phân giải cao khoảng từ 150 đến 300dpi. Tuy nhiên với mức phân giải này thường chỉ dành cho in banner hoặc là backgroud sự kiện hay những băng rôn cỡ lớn.
  • Định dạng file khi đặt in hiflex

3.2. Định dạng file khi đặt in hiflex

  • Ngoài file tiff thì bạn cũng có thể chọn file theo định dạng đuôi jpg, eps hoặc pdf. Miễn là phần mềm trên máy in hiflex kỹ thuật số có thể đọc được. Nhưng file thường được dùng nhiều nhất đó là tiff.
  • Ngoài ra giới design truyền tai nhau đó là nếu xuất file bằng Adobe Ilustrator thì đẹp hơn so với Corel.

3.3. Khổ bạt in hiflex

  • Có 2 khổ máy dùng in hiflex đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng đó chính là máy dài 1.5m cùng với máy dài 3.2m. Khổ máy lớn nhất đó chính là 5m. Nhưng vẫn còn có những khách hàng muốn đặt in khổ lớn hơn 5m.
  • Do vậy trường hợp này thợ thi công sẽ áp dụng phương pháp ghép bạt. Nghĩa là bộ phận thiết kế khi đó cắt file in ra thành 2 đến 3 phần và chừa biên đối với bản ghép. Khi nối lại sẽ tạo ra được tấm hiflex đúng như yêu cầu của bạn.

Trên đây chính là những thông tin quan trọng mà bạn đọc cần biết liên quan đến in hiflex là gì cũng như kỹ thuật, lưu ý khi in hiflex. Đón xem thêm nhiều bài viết khác từ Nam Phát để được cập nhật nhiều thông tin thú vị khác!

Tham khảo thêm bài viết liên quan:

 

Copyright 2020. All rights reserved. Thiết kế bởi webmoi.vn