Với nhịp sống phát triển ngày càng tiến bộ của xã hội hiện đại ngày nay nhu cầu cấp thiết của con người từng bước được nâng cao. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của con người không ít sản phẩm đã được ra đời và một trong số đó chính là khay nhựa đựng thực phẩm. Là chủ đề chính mà chúng ta sẽ bàn luận trong bài viết này trong đó khay nhựa đựng thực phẩm là gì? và chúng bao gồm những loại nào? mời bạn đọc ở dưới nhé.
Table of Contents [Hide]
Khay nhựa đựng thực phẩm là loại khay được làm bằng nhựa dùng để đựng những thực phẩm đã được nấu chín, thực phẩm tươi hay thực phẩm khô như là bánh ngọt, cơm, rau củ quả,... phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người một cách nhanh chóng và tiện lợi, đa phần loại khay này thường chỉ dùng một lần mà thôi.
Nhờ tính chất làm từ nhựa loại khay này mang trong mình những ưu điểm sau như là:
- Loại khay này được sản xuất ra rất nhiều kiểu dáng đẹp mắt giúp làm tăng giá trị mỹ quan cho sản phẩm đựng trong chúng.
- Loại khay này được thiết kế rất tối ưu, tiết kiệm được nhiều chi phí, bảo quản sản phẩm tốt.
- Có giá thành rẻ và vô cùng hợp lý, dễ dàng tái chế.
- Nguyên liệu dùng để sản xuất loại khay này chủ yếu là PET chiếm khoảng 70%, PS chiếm khoảng 15%, PP chiếm khoảng 15% vì thế sản xuất loại khay này theo yêu cầu người tiêu dùng rất nhanh chóng, tốn ít nhân lực, nhờ đó mà giá thành của sản phẩm này có giá rất phải chăng.
Cùng tìm hiểu sâu hơn về nguyên liệu sản xuất khay nhựa đựng thực phẩm này nhé.
- Nhựa PET( tên đầy đủ là PolyEthylene Terephthalate) là loại nhựa có tính bền cơ học cao, chịu được lực xé và lực va chạm tốt, có độ cứng vừa phải. Có tính trong suốt, bóng và nhẵn khi lấy tay chạm vào mang lại cảm giác rất thoải mái. Có khả năng chống thấm cao, nhưng có nhược điểm tái chế của nhựa PET thấp chỉ khoảng 20%.
- Sản phẩm làm từ nhựa PET chuyên được dùng để đựng những thực phẩm dạng tươi như thịt, cá, các loại nông sản như rau, củ, quả, nấm,... và những loại thực phẩm cần bảo quản trong môi trường mát.
- Nhựa PS( tên đầy đủ là Polystyren) là loại nhựa có độ cứng cáp tốt hơn nhựa PP, thường được dùng để bảo quản ở nhiệt độ âm dưới -25 độ C, có độ an toàn không quá tốt cho sức khỏe và không thích hợp chứa các sản phẩm có nhiệt độ từ 70 độ C trở lên.
- Sản phẩm làm từ nhựa PS chuyên được dùng để đựng những thực phẩm nguội như đựng bánh ngọt,...
- Nhựa PP( tên đầy đủ là Polypropene) là loại nhựa được các chuyên gia khuyên dùng nhất để sản xuất ra khay nhựa vì chúng có những tính năng siêu việt về độ an toàn khi đựng thực phẩm. Chúng có tính bền cơ học cao khá cứng vững, không bị kéo giãn dài, có tính trong sốt và độ bóng trên bề mặt cao, chịu được nhiệt độ âm dưới -25 độ C cho đến 130 độ C, tái sử dụng được, có tính chống thấm tốt như hơi nước, dầu mỡ, và các loại khí khác.
- Sản phẩm làm từ nhựa PP có khả năng chịu nhiệt tốt thường được dùng để đựng các thực phẩm đã được nấu chín như đồ ăn nhanh, cơm hay đựng những thực phẩm như bánh ngọt, các loại thực phẩm được chế biến sẵn.
Quy trình để sản xuất loại khay này bao gồm có sáu bước:
- Bước thứ nhất là sơ chế nguyên liệu: từ những hạt nhựa không màu ban đầu ( pp, pet, ps,...) người ta sẽ pha màu cho các hạt nhựa có những màu sắc bắt mắt khác nhau theo yêu cầu của người tiêu dùng.
- Bước thứ hai là kéo sợi: sau khi đã được pha màu người ta sẽ tiến hành kéo sợi theo những kích cỡ, đường kính khác nhau tùy theo yêu cầu mục đích sử dụng, ra những sợi nhựa dẻo dai phù hợp cho việc sản xuất khay nhựa.
- Bước thứ ba là pha trộn các phụ gia: trước khi được đem vào quy trình sản xuất, những hạt nhựa sẽ được thêm vào các phụ gia để tăng thêm các tính năng khác như để tăng thêm độ cứng, độ dẻo dai, độ liên kết với nhau.
- Bước thứ tư là ép vào khuôn để định hình: khi các hạt nhựa đã được xử lý và kết hợp thêm các chất phụ gia, thì kế tiếp sẽ được chuyển đến bước ép khuôn để định hình, đây là bước rất quan trọng để tạo hình khay nhựa, tùy thuộc vào từng loại máy ép sẽ cho ra những sản phẩm có kích thước khác nhau.
- Bước thứ năm là cắt bavia: khi đã được ép khuôn để định hình thì sản phẩm sẽ có những phần thừa ra, thì lúc này người ta sẽ tiến hành cắt bỏ các phần thừa ra đó để cho sản phẩm có tính thẩm mỹ, đẹp mắt hơn.
- Bước thứ sáu là kiểm tra và đóng gói sản phẩm: sau khi được hoàn thiện, thì sản phẩm sẽ được chuyển sang khâu kiểm tra và đánh giá chất lượng. Dựa trên những nguyên tắc quy chuẩn chất lượng nhất định đã được đặt ra. Việc làm bước này sẽ giúp cho người tiêu dùng được nhận những sản phẩm có chất lượng và độ chính xác nhất.
Trên thị trường hiện nay khay nhựa đựng thực phẩm được chia thành bảy loại theo các số liệu được đánh dấu trên vỏ hộp:
- Khay nhựa ký hiệu số 1 ( có ký hiệu PETE): được làm từ nhựa polyethylen thường được dùng một lần, khá an toàn và không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Khay nhựa ký hiệu số 2 ( có ký hiệu HDPE ): được làm từ nhựa polyethylen cao có bề mặt trơn láng, khó bị vi khuẩn tích tụ và dễ dàng tái chế.
- Khay nhựa ký hiệu số 3 ( có ký hiệu V): được làm từ nhựa polyvinyl clorua, không an toàn cho sức khỏe hạn chế sử dụng.
- Khay nhựa ký hiệu số 4 ( có ký hiệu LDPE): được làm từ nhựa polypropylene mật độ thấp, khá an toàn nhưng không tái chế được.
- Khay nhựa ký hiệu số 5 ( có ký hiệu PP): được làm từ nhựa polypropylene là loại nhựa khá an toàn, dễ tái chế.
- Khay nhựa ký hiệu số 6 ( có ký hiệu PS): được làm từ nhựa polystyrene là loại nhựa khá an toàn, nhưng ở nhiệt độ cao thì loại nhựa này có khả năng thải các hóa chất độc hại, không nên sử dụng để đựng thực phẩm có nhiệt độ cao.
- Khay nhựa ký hiệu số 7 ( có ký hiệu OTHER): được làm từ nhựa polycarbonat có chứa chất bisphenol gây hại cho sức khỏe, hạn chế sử dụng.
Đây là một số thông tin bổ ích về khay nhựa đựng thực phẩm mà tôi đã thu thập để có thể chia sẻ cho bạn. Hy vọng có thể giúp cho bạn trong việc tìm hiểu khay nhựa đựng thực phẩm là gì.
Tham khảo thêm bài viết liên quan: