logo

Tìm hiểu băng dính opp là gì?

Trang chủ/Tìm hiểu băng dính opp là gì?
31/12/2020 - 23:46:10 1649 Lượt xem

Có một loại vật liệu dùng để kết nối các vật dụng lại với nhau được sử dụng rất nhiều và phổ biến trên thị trường hiện nay, loại vật liệu này luôn có mặt từ văn phòng phẩm, nhà xưởng, doanh nghiệp cho đến hộ gia đình. Chắc các bạn đang rất tò mò vật liệu dùng để kết nối này là gì phải không? vật liệu đó chính là băng dính opp. Và trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại băng dính opp là gì này nhé.

Table of Contents [Hide]

1.Băng dính opp là gì ?

Băng dính opp ( là từ viết tắt của Oriented Polypropylene), đây là loại vật liệu được làm từ màng BOPP kết hợp với lớp keo Acrylic. Loại băng dính này được dùng để đóng gói hàng hóa giúp ích cho việc vận chuyển hoặc dùng để kết nối các vật dụng lại với nhau.

băng keo opp là gì

2.Băng dính opp có các ưu và nhược điểm nào ?

- Ưu điểm của băng dính opp:
+ Loại băng dính này có độ bám dính và tuổi thọ cao, sử dụng rất dễ dàng và tiện lợi nhờ vậy mà tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như các chi phí.
+ Loại băng dính này được sản xuất rất đa dạng về kích thước, độ dày, màu sắc, có thể in thêm logo của đơn vị giúp quảng bá thương hiệu tăng độ nhận diện của sản phẩm... phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau của người tiêu dùng.
+ Loại băng dính này có tính thẩm mỹ cao và giá thành hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng sử dụng loại vật liệu này.
- Nhược điểm của băng dính opp:
+ Loại băng dính này khi ở trong môi trường có nhiệt độ cao thì khả năng kết dính sẽ bị hạn chế.
+ Loại băng dính này khi sử dụng quá lâu hay bị bám dính các loại bụi bẩn thì độ kết dính cũng bị giảm dần theo thời gian.

ưu điểm băng keo opp

3.Quy trình để sản xuất ra băng dính opp ?

- Bước thứ nhất: là tạo chất kết dính từ dung môi hữu cơ và đặc biệt loại dung môi này có tính chất rất dễ bay hơi. Đầu tiên chất kết dính sẽ được giát mỏng lên lớp nền bằng dung môi hữu cơ, bằng cách đẩy dung môi hữu cơ tràn qua một khe nhỏ trên máy.
- Bước thứ hai: Sau đó lớp nền sẽ được phủ một lớp băng dính đi qua một ống nhỏ, dung môi hữu cơ sẽ từ từ bay hơi qua ống đó. Lớp băng dính phủ trên băng sẽ được keo khô, dung môi hữu cơ bay hơi xong sẽ còn lại chất kết dính.
- Bước thứ ba: chất kết dính sẽ được phủ nóng một lần nữa, bằng cách đốt nóng để chất dính hóa lỏng và đồng thời cũng được trộn trong máy ép đùn. Tiếp theo được dán đều lên lớp nền thông qua một khe mỏng.
- Bước thứ tư: khi đã có được chất kết dính thì chất kết dính này sẽ được trải lên giấy, lên nhôm, lên nhựa hoặc các vật liệu khác để làm băng dính.
- Bước thứ năm: kiểm tra chất lượng băng dính, bao gồm độ bám dính, độ bền, tỉ lệ đồng đều được phủ băng dính,.. Khi các sản phẩm đó đạt yêu cầu thì sẽ chuyển sang đóng gói và vận chuyển tới khách hàng. Nếu sản phẩm không đạt yêu cầu thì sản phẩm đó sẽ được mang đi xử lý tái chế lại hoặc bị tiêu hủy. Việc làm đó giúp cho khách hàng luôn nhận được những sản phẩm có chất lượng đảm bảo và tốt nhất.

Quy trình sản xuất ra băng dính opp

4.Những loại băng dính opp trên thị trường ?

Biết được những ưu điểm trên của loại sản phẩm này, nên các nhà sản xuất đã sản xuất ra các loại băng dính khác nhau  nhằm tăng thêm sự phong phú. Để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn và cũng như giúp cho khách hàng sử dụng những loại băng dính phù hợp nhất với những hàng hóa mà khách hàng cần đóng gói vận chuyển. Và sau đây tôi sẽ giới thiệu cho bạn các loại băng dính được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay.
- Băng dính opp trong
+ Đây là loại băng dính có màu trong, có độ bám dính, độ đàn hồi dẻo dai tốt, có khả năng chịu được những tác động lớn. Được sử dụng rất rộng rãi trong văn phòng và các ngành công nghiệp đóng gói.
+ Có cấu tạo được làm từ màng COPP là loại màng nhựa làm từ hạt PP, được phủ chất Acrylic adhesive. Loại băng dính này có một màng keo kết dính và một lớp vật liệu nhựa OPP.

Các loại băng dính opp trên thị trường


+ Có độ rộng thông thường là 5mm, 12mm, 18mm, 24mm, 36mm, 48mm,... Chiều dài từ 10Yard tới 1000Yard( 10Y= 9m), độ bám dính đục: M43,M45, M50, độ bám dính trong: M40, M43, M45, M50, M65, độ co giãn từ 5% tới 150%.
- Băng dính opp đục:Đây là loại băng dính có màu nâu đục, chủ yếu được sử dụng trong văn phòng, có đặc tính là độ dày 0.038mm tới 0.068mm, độ kéo giãn khoảng 140%, chịu nhiệt từ 32°F tới 140°F, độ dán dính khoảng 0.25kg, độ bền dai khoảng 2.9kg.
- Băng dính opp màu: đây là loại băng dính có độ bám dính khá tốt, đa dạng về màu sắc như xanh lá, xanh dương, đỏ, vàng... chủ yếu được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp đóng gói để đánh dấu các sản phẩm.
+ Có kích thước gồm chiều rộng 4.8cm, chiều dài 100Y(90m). Độ bám dính: M40, M43, M45, M50. Chiều dài thông thường 50m, 70m, 90m, 135m, 180m,... Độ dày từ 0.040mm tới 0.050mm, độ co giãn từ 5% tới 150%.

5.Ứng dụng của băng dính opp ?

- Băng dính opp là loại vật liệu hỗ trợ rất đắc lực cho những công việc như dán sách vở, những món quà, tài liệu,... Trên bề mặt của băng dính còn có thể viết chữ bằng nhiều loại bút thuận tiện cho nhiều công việc được diễn ra nhanh chóng và tiện lợi.
- Trong đó ứng dụng lớn nhất của loại vật liệu này đó chính là dùng để đóng gói cố định các thùng hàng hóa từ thùng carton cho đến thùng xốp, giúp cho hàng hóa được kết dính thành một thể thống nhất theo nhu cầu người tiêu dùng, giúp cho hàng hóa không bị xê dịch dẫn đến hư hỏng ở bên trong. Bên cạnh đó còn được áp dụng trong các ngành công nghiệp như da giày, inox, may mặc, hoặc bó cáp oto, dây điện, các linh kiện điện tử như laptop, ti vi, máy tính,...

Ứng dụng của băng dinh opp

Và đó là một trong số những thông tin cơ bản mà tôi đã tìm kiếm về băng dính opp, để có thể hỗ trợ cho bạn trong việc tìm hiểu băng dính opp là gì này. Tôi sẽ rất vui khi những thông tin trên bài viết mà tôi đã đem đến giúp ích nhiều cho bạn.

Xem thêm bài viết liên quan: 

>> Giấy Bristol 

>> Hạt nhựa nguyên sinh là gì

>> Bao lưới nông sản là gì 

Copyright 2020. All rights reserved. Thiết kế bởi webmoi.vn