logo

Chứng nhận ISO là gì? Các tiêu chuẩn của chứng nhận iso

Trang chủ/Chứng nhận ISO là gì? Các tiêu chuẩn của chứng nhận iso
19/09/2020 - 09:51:06 2197 Lượt xem

Hiện nay để quản lý chất lượng sản xuất một cách khoa học thì các loại chứng nhận ISO được ra đời. Tùy vào loại sản xuất sẽ được đánh giá bằng các loại ISO khác nhau. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chứng nhận ISO là gì? qua bài viết sau đây nhé!

Table of Contents [Hide]


1. Chứng nhận ISO là gì?

Chứng nhận ISO là việc Doanh nghiệp được 01 Tổ chức chứng nhận đánh giá và cấp cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận ISO. Tổ chức chứng nhận sẽ xác nhận Doanh nghiệp có Hệ thống quản lý  phù hợp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO tương ứng.chứng nhận rằng một hệ thống quản lý, quy trình sản xuất, dịch vụ hoặc quy trình tài liệu có tất cả các yêu cầu về tiêu chuẩn hóa và đảm bảo chất lượng. ISO ( Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ) là một tổ chức quốc tế độc lập, phi chính phủ, phát triển các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả của các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống.
Chứng chỉ ISO tồn tại trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, từ quản lý năng lượng và trách nhiệm xã hội đến các thiết bị y tế và quản lý năng lượng. Các tiêu chuẩn ISO được đưa ra để đảm bảo tính nhất quán. Mỗi chứng nhận có tiêu chuẩn và tiêu chí riêng biệt và được phân loại bằng số.
Các tiêu chuẩn mà ISO đưa ra giúp các doanh nghiệp tăng năng suất trong khi giảm thiểu sai sót và lãng phí. Nó cho phép so sánh sản phẩm từ các thị trường khác nhau và tạp điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia và một thị trường mới, đồng thời hỗ trợ sự phát triển thương mại toàn cầu trên cơ sở công bằng. Các tiêu chuẩn cũng có tác dụng bảo vệ người tiêu dùng- người dùng cuối của sản phẩm và dịch vụ để đảm bảo rằng các sản phẩm được chứng nhận tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu được thiết lập quốc tế.

Chứng nhận iso là gì

2. Các tiêu chuẩn ISO

TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015

ISO 9001 là  tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phát triển và ban hành. Phiên bản mới nhất là ISO 9001:2015 được ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015 . Tiêu chuẩn này có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.

Tiêu chuẩn iso 9001:2015

TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015

ISO 14001 là một bộ tiêu chuẩn Quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn thế giới (ISO) ban hành nhằm hỗ trợ cho các tổ chức giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường, tuân thủ đúng pháp luật, quy định và các chính sách về môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho toàn cầu. Tiêu chuẩn ISO 140001 phiên bản năm 2015 được ban hành ngày 15/09/2015 Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO – International Organization for Standardization).

Tiêu chuẩn iso 14001:2015

TIÊU CHUẨN ISO 13485:2016

Tiêu chuẩn ISO 13485 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng áp dụng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ y tế. Ngày 1 tháng 3 năm 2016; ISO 13485:2016 ra đời thay thế phiên bản cũ ISO 13485:2003.
Tiêu chuẩn này được xuất bản ngày 1 tháng 3 năm 2016. Thời hạn chuyển đổi 3 năm từ phiên bản cũ sang phiên bản mới đối với các nhà sản xuất và các tổ chức khác. Tức là đến ngày 28 tháng 2 năm 2019 khi ISO 13485:2003 hết hiệu lực.

Tiêu chuẩn iso 13485:2016

TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018

ISO 45001 là tiêu chuẩn ISO cho các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được công nhận và triển khai trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này đã được xuất bản vào năm 2018 để thay thế OHSAS 18001: 2007.
ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên cho Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.ISO 45001:2018 được ban hành ngày 12 tháng 3 năm 2018.

Tiêu chuẩn iso 45001:2018

TIÊU CHUẨN ISO 27001

Tiêu chuẩn ISO 27001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an ninh thông tin (ISMS). Hiện tại, bản tiêu chuẩn ISO 27001 mới nhất là ISO 27001:2013.
ISO 27001:2013 được Tổ chức ISO thế giới ban hành vào ngày 01/10/2013. ISO 27001:2013 thay thế cho phiên bản cũ ISO 27001:2005.

Tiêu chuẩn iso 27001

3. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO

Các tiêu chuẩn ISO được xây dựng nhằm mục đích tạo ra hệ thống quản lý chất lượng khoa học để kiểm soát rủi ro, ngăn ngừa sai phạm, lỗi trong sản xuất, đem đến những sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn khách hàng một cách ổn định nhất. Bên cạnh đó, việc áp dụng ISO  sẽ tạo ra được cách làm việc khoa học, tạo sự nhất quán trong công việc, chuẩn hóa các quy trình hoạt động, tiến hành loại bỏ các thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian, giảm các chi phí phát sinh, nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của nhân viên trong từng bộ phận. Như vậy mục đích của các tiêu chuẩn ISO như sau:
- Có khả năng nguồn cung cấp sản phẩm dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và yêu cầu theo luật định.
- Nâng cao sự hài lòng thỏa mãn về sản phẩm dịch vụ của khách hàng
- Giải quyết rủi ro, tận dụng cơ hội để đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Lấy niềm tin từ khách hàng, nhà đầu tư, nhân viên…bằng việc chứng minh doanh nghiệp đã có một hệ thống quản lý chất lượng khoa học.
Các bạn thân mến, với những thông tin trên hi vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về chứng nhận ISO. Hiện nay các nhà máy sản xuất luôn đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn ISO tương ứng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm: 

>> Cuộn xốp hơi xốp chống sốc tại biên hoà 

>> MSDS là gì?

>> Pallet là gì?

Copyright 2020. All rights reserved. Thiết kế bởi webmoi.vn