Trong ngành xây dựng hiện nay việc người ta sử dụng những vật liệu chống thấm để có thể bảo vệ cho các công trình xây dựng được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi, việc sử dụng những vật liệu đó giúp cho các công trình nâng cao được tuổi thọ cũng như giúp cho việc thi công được dễ dàng và nhanh hơn. Vậy vật liệu đó là gì? đó chính là màng chống thấm tự dính. Và trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về màng chống thấm tự dính này nhé.
Table of Contents [Hide]
Màng chống thấm tự dính là một loại vật liệu có gốc bitum, mặt trước của màng được phủ một lớp HDPE( Hight Density PolypropylEnne), mặt sau của màng được bao bởi lớp màng silicon có chức năng bảo vệ. Màng chống thấm này thường được thiết kế ở dạng tấm. Và được dùng để ngăn ngừa cũng như dùng để chống thấm cho các công trình xây dựng.
Đây là loại sản phẩm được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn vì chúng có những ưu điểm sau:
- Màng chống thấm này có khả năng bám dính và đàn hồi rất tốt, có tuổi thọ lâu, không dễ bị cọ xé và có thể chống chọi tốt ở những môi trường thời tiết khắc nghiệt.
- Loại màng này khi thi công rất an toàn, tiện lợi và dễ sử dụng không như những vật liệu chống thấm khác phải cần khò nóng hoặc đòi hỏi phải sử dụng những kỹ thuật cao hay phải dùng đến hóa chất mà loại màng này chỉ việc dán lên bề mặt cần chống thấm rất dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi.
- Loại màng này có thể thi công ở nhiều hạng mục công trình xây dựng khác nhau như chống thấm cho các mặt bằng bê tông, bể bơi, ao hồ, cầu đường,... và nhiều công trình khác.
- Có thiết đa dạng về mẫu mã phù hợp với nhiều công trình đặc thù, giúp cho khách hàng có thêm nhiều lựa chọn.
- Việc đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị:
+ Vệ sinh sạch sẽ nơi để thi công như là bề mặt bê tông, loại bỏ các bụi bẩn, dầu mỡ và các loại tạp chất để tránh tình trạng có các vật sắc nhọn làm hư màng chống thấm làm giảm hiệu năng của sản phẩm.
+ Trám vá các bề mặt bị lồi lõm, bị rỗ, loại bỏ các phần vật liệu bị thừa ra.
+ Những bề mặt bị lồi lõm cần sử dụng đến máy mài để làm phẳng bề mặt.
+ Bo vữa và xi măng cát mác thành hình lòng màng ở các vị trí góc, ở khoảng 75-100 dày khoảng 30mm
- Tiếp theo tiến hành việc thi công:
+ Bước thứ nhất quét lớp sơn ở dạng lỏng để tạo dính: sử dụng lu sơn để thi công lên bề mặt cần làm, sau đó dàn mỏng và đều tay bao phủ kín bề mặt thi công. Bạn nên thi công ở diện tích vừa phải mà bạn có thể làm trong ngày, không nên thi công hết sẽ khiến lãng phí vì lớp sơn sau khi khô mà không được thi công mà để ở ngoài thời tiết lâu sẽ khiến lớp sơn mau hỏng, việc bạn canh diện tích vừa phải để làm sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được thời gian và các chi phí khác. Sau khi lớp sơn khô bạn có thể xác định bằng cách chạm tay lên lớp sơn mà không bị dính tay thì bạn có thể tiến hành dán.
+ Bước thứ hai dán màng chống thấm lên bề mặt cần dán: bạn kiểm tra xem toàn bộ lớp màng có tốt không, có bị bong tróc hay bị tổn hại gì không, nếu không thì bạn hãy đặt cuộn lớp màng vào vị trí xác định cần chống thấm, kế tiếp cuốn ngược lại và lưu ý không được làm thay đổi các hướng mà bạn đã xác định, rồi từ từ trải lên bề mặt cần thi công. Nếu bạn thi công ở bề mặt dốc thì hãy thi công ở vị trí thấp nhất rồi dần dần lên vị trí cao nhất. Cuối cùng sử dụng lực hoặc sử dụng con lăn gỗ để ép phẳng bề mặt, phòng trường hợp có các bọt khí làm giảm năng suất của màng chống thấm.
- Màng chống thấm Autotak: đây là loại màng được tạo ra trong quá trình chưng cất của nhựa bitum và nhựa SBS. Có cấu tạo ở mặt trên có một lớp đá bảo vệ, mặt dưới có một lớp keo dính. Một cuộn có độ dài 20m, kích thước bao gồm chiều dài 10m và chiều rộng 1m.
- Màng chống thấm Bitustick: đây là loại màng được tạo ra trong quá trình nhựa bitum được polymer hóa tự dính. Có cấu tạo ở mặt trên có một lớp màng polythylene, mặt dưới có một lớp màng silicon. Một cuộn có độ dài khoảng 20m, kích thước bao gồm 1m x 2m có trọng lượng khoảng 32kg.
- Màng chống thấm tự dính HDPE: đây là loại màng hay được sử dụng để lót chống thấm cho các công trình sân thượng, tầng hầm, nhà vệ sinh, các trang trại trăng nuôi, hồ cá hoặc có thể sử dụng để phủ lên trên các bãi rác để tránh mùi hôi. Một cuộn trung bình có trọng lượng từ 80kg đến 160kg, dày khoảng 1mm, độ dãn dài lớn hơn 700%.
- Màng chống thấm tự dính mặt nhôm: đây là loại màng được tạo ra trong quá trình kết hợp bitum và nhựa polymer. Có cấu tạo mặt trên được phủ một lớp nhôm để bảo vệ khỏi sức nóng do ánh sáng mặt trời, mặt dưới có có một lớp silicon.
- Màng chống thấm tự dính hai mặt BAC-P: đây là loại màng được làm từ màng polyester PET hoặc tấm phim mạ kẽm để làm lớp xen kẽ và nhựa cao su tự dính. Và đặc biệt màng chống thấm này có thể liên kết chặt chẽ với xi măng hoặc nhựa cao su để tránh việc dẫn nước.
- Màng chống thấm tự dính Bituself: đây là loại màng có gốc bitum, có cấu tạo mặt trên có một lớp polyethylene, mặt dưới có một lớp màng silicon. Một cuộn có chiều dài từ 20, 25 hoặc 30mm, độ rộng khoảng 1m và độ dày khoảng 1.5mm tới 2mm.
- Màng chống thấm tự dính Sikabit w-15: đây là loại màng có gốc bitum cải tiến được dùng trong việc thi công ướt, có cấu tạo gồm một lớp màng gia cường PE và hai lớp bitum cải tiến, ở cả hai mặt được phủ màng trong suốt. Một cuộn có độ dài 1mx20m và có trọng lượng khoảng 50kg.
Đây là toàn bộ những thông tin về màng chống thấm tự dính mà tôi đã tìm hiểu để chia sẻ cho bạn. Mong là bài viết đem lại nhiều thông tin cũng như những kiến thức cần biết về loại màng này, cám ơn bạn đã theo dõi.
Tham khảo thêm những bài viết khác: