logo

Nhựa đường là gì?

Trang chủ/Nhựa đường là gì?
21/11/2020 - 10:59:53 3645 Lượt xem

Bạn đã nghe về nhựa đường. Nhưng bạn đã biết về nhựa đường là gì chưa?Cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại nhựa đường và đặc điểm của nhựa đường. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm qua bài viết sau nhé !!!

Table of Contents [Hide]


1. Nhựa đường là gì?

Nhựa đường (bitumen) là một hợp chất màu đen dạng bán rắn hoặc dạng lỏng, có độ nhớt cao. Nó có thành phần chính là bitum và thường xuất hiện trong dầu thô, trầm tích tự nhiên.
Có thể nói, nhựa đường nguyên gốc là một chế phẩm từ quá trình sản xuất dầu thô. Nó cũng tồn tại ở dạng tự nhiên, mỏ lộ thiên hay hồ nước, đáy sông suối cổ. Ví dụ như hồ Pitch, tại LaBrea, Trinidad và Tobago, là hồ nhựa đường lớn nhất thế giới, cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng.

Nhựa đường là gì

2. Các loại nhựa đường hiện nay

Nhựa đường đặc
Nhựa đường đặc gồm hai loại là nhựa đường đặc Bitum có nguồn gốc từ dầu hỏa và nhựa đường đặc Hắc ín có nguồn gốc từ than đá. Tuy nhiên, nhựa đường đặc Bitum là loại phổ biến và được ứng dụng nhiều hơn trong xây dựng.
Ứng dụng chính của nhựa đường đặc là sản xuất bê tông nhựa đường, nhựa đường lỏng và nhũ tương nhựa đường phục vụ thi công đường bộ và các công trình giao thông.
Nhựa đường lỏng
Nhựa đường lỏng là sản phẩm tạo ra từ quá trình hòa trộn nhựa đường đặc với dầu hỏa theo tỷ lệ thích hợp. Ở trạng thái tự nhiên, nhựa đường lỏng có dạng lỏng, màu đen. Mác của nhựa đường lỏng được qui định theo cấp độ nhớt, gồm 5 cấp độ nhớt là: 10–20; 20–40; 40–80; 80–140; 140–250.

Các loại nhựa đường

3. Đặc điểm, tính chất của nhựa đường

Tính ổn định, liên kết tốt: không để lọt không khí giữa các liên kết
Độ bền cao: có thể sử dụng trong thời gian dài
Linh hoạt, mềm dẻo: dễ dàng thi công, pha trộn và chất phụ gia, cốt liệu…
Kỵ nước: dùng nhiều trong chống thấm
Khả năng chịu lực lớn: ngăn ngừa nứt, gãy
Chống hao mòn
Chống trượt, độ ma sát cao

>> Cùng tìm hiểu thêm bài viết túi trùm pallet là gì? 

4. Nhựa đường có độc không?

Nhựa đường là một phức hợp của nhiều chất khác nhau như benzo(a)pyrene, benzo(a)anthracene,… Đây là 2 chất gây ung thư mạnh. Tuy nhiên, 2 hợp chất này trong nhựa đường chiếm tỷ lệ khá nhỏ, không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là khi tiếp xúc qua da. Nhưng bạn cũng nên thận trọng khi tiếp xúc với nhựa đường trong thời gian dài.
Ngoài ra, nhựa đường còn có thể gây bỏng cho người sử dụng. Bởi nhựa đường thường được xử lý ở nhiệt độ khoảng 1000 độ C, có thể gây bỏng khi tiếp xúc với cơ thể con người.

5. Ưu điểm của nhựa đường khi sử dụng để chống thấm

Nhựa đường sử dụng để chống thấm sẽ có những ưu điểm vượt trội như sau:
Đầu tiên đó là khả năng bám dính của nhựa đường rất tốt. Khi bạn sử dụng nhựa đường để chống thấm cho bề mặt trần hoặc tường, bạn không phải lo bị bong tróc. Đặc biệt với điều kiện khí hậu và nhiệt độ ở nước ta thì chất liệu này rất thích hợp trong quá trình sử dụng.
Thứ hai đó là độ đàn hồi tốt, tính dẻo dai cao. Khi sử dụng nhựa đường để chống thấm, ngay cả những góc của trần nhà đều có thể sử dụng nhựa đường hiệu quả. Vì vậy khe nứt hay những góc của trần sẽ không còn là nỗi băn khoăn của bạn.
Thứ ba nhựa đường có thể chịu được áp lực của nước. Không chỉ chống thấm hiệu quả mà còn chịu được áp lực của nước trong quá trình sử dụng, vì vậy không lo công trình của bạn bị thấm trở lại.
Thứ tư là khả năng bám vít vào các vết nứt rất tốt, các khe hở sẽ được trám kín để tránh tình trạng nước thấm ngược lại.
Thứ năm đó là nguyên vật liệu dùng để chống thấm này an toàn, không gây độc hại trong quá trình sử dụng. Vì vậy khi sử dụng chống thấm cho nhà ở sẽ là giải pháp hữu hiệu.
Thứ sáu sử dụng nhựa đường có độ bền cao, tuổi thọ dài nên không mất nhiều thời gian thi công, tiết kiệm chi phí cho gia đình bạn.
Với những ưu điểm này, việc sử dụng nhựa đường để chống thấm ngày càng thiết thực và mang lại hiệu quả. Vậy vị trí nào trong ngôi nhà của bạn có thể sử dụng giải pháp này.

Công dụng của nhựa đường

6. Vị trí nên chống thấm bằng nhựa đường

Chống thấm cho mái
Vị trí đầu tiên có thể dùng nhựa đường để chống thấm đó là mái nhà của bạn. Nhựa đường có tác dụng bảo vệ các lớp cấu tạo bên dưới tránh các tác động của ánh nắng mặt trời như nhiệt độ, tia tử ngoại, mưa gió. Vì vậy nếu mái nhà của bạn đang có vấn đề, bị thấm vào mùa mưa thì nên sử dụng nhựa đường để tiết kiệm diện tích thay vì thay mái nhà mới.
Sân thượng
Sân thượng của bạn thường xuyên bị đọng nước dẫn đến tình trạng nước ngấm xuống phía dưới, làm tường hoen ố và lổ loang, gây mất thẩm mỹ. Về lâu dài sẽ khiến không gian bên trong của ngôi nhà ẩm mốc, bí bách và khó chịu.
Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng nhựa đường để chống thấm cho sân thượng – giải pháp cực kỳ hữu hiệu đó. Nếu sân thượng của bạn không có lớp cách nhiệt, bạn bắt buộc phải làm lớp trần có phủ lớp vật liệu cách nhiệt ngay nhé.
Chống thấm cho tường
Tường nhà bị thấm cũng có thể sử dụng nhựa đường để chống thấm. Nhựa đường được đun nóng từ dạng bán rắn sang dạng lỏng dùng để quét trên mặt xi măng. Quét hóa chất bằng cọ hoặc lăn ru lô rất dễ sót những điểm thiếu hóa chất nên cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng.
Vật liệu chống thấm cần phải phủ lên tường bao chung quanh sàn ít nhất 20cm để tránh nước thấm góc tường.
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ về nhựa đường và có sự ứng dụng phù hợp nhất. Nhựa đường sẽ giúp các bạn xử lý nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Bài viết liên quan: 

Copyright 2020. All rights reserved. Thiết kế bởi webmoi.vn